Tintucmoinhat.org– Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho biết, số tiền nợ bảo hiểm xã hội của một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thủ đô đã giảm đáng kể. Tính đến hết quý III-2018, số tiền nợ bảo hiểm xã hội của Hà Nội giảm được 423 tỷ đồng, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2017. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội xuống dưới 3%, ngoài giải pháp đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội đang tích cực đối thoại với người lao động và các doanh nghiệp về vấn đề bảo hiểm xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, tính đến hết quý III-2018, số tiền nợ bảo hiểm đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017. Có được kết quả này là do liên ngành: Công an thành phố, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ trong việc yêu cầu doanh nghiệp trả nợ bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, so với toàn quốc, nợ BHXH ở Hà Nội vẫn cao hơn mức trung bình chung, ảnh hưởng đến chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của hơn 300.000 lao động trên địa bàn. Nguyên nhân, do nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế, tính tuân thủ pháp luật về BHXH chưa cao. Một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm đóng, trốn đóng BHXH. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hoạt động cầm chừng…
Theo Giám đốc BHXH TP Hà Nội Nguyễn Đức Hòa, trong quý IV-2018, BHXH thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, trong đó tập trung vào khu vực phi chính thức, các doanh nghiệp chưa tham gia và phấn đấu thực hiện BHYT học sinh, sinh viên đạt 100%. Đặc biệt, BHXH thành phố sẽ có các giải pháp giảm nợ như yêu cầu cán bộ trực tiếp đôn đốc thu BHXH, BHYT tại các doanh nghiệp nợ, không để phát sinh nợ mới; tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất và xử phạt vi phạm hành chính…
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc phụ trách BHXH Hà Nội, mặc dù đơn vị đã tìm nhiều cách để giảm tỷ lệ nợ đọng nhưng tình hình nợ BHXH vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2017, tổng số nợ BHXH của các doanh nghiệp trên TP Hà Nội là 2.938 tỷ đồng của 682.405 lao động, chiếm 8,8% tổng số thu năm 2017, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người lao động.
Những doanh nghiệp nợ đọng BHXH tập trung trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thông, bất động sản, cơ khí, dệt may… Trong 6 tháng đầu năm 2017, BHXH Hà Nội đã chuyển 144 hồ sơ doanh nghiệp nợ BHXH đề nghị Liên đoàn Lao động khởi kiện với số nợ là 153.313 tỉ đồng.
Hiện các cơ quan liên ngành của Hà Nội gồm BHXH, Công an TP, Sở Lao động – thương binh – xã hội, Liên đoàn Lao động và Cục Thuế đã phối hợp để đưa ra các biện pháp giải quyết, nhằm giảm tỷ lệ nợ BHXH đến cuối năm 2017 xuống dưới 4%. Cụ thể, lãnh đạo Liên đoàn lao động TP Hà Nội đã đề nghị lựa chọn các doanh nghiệp lớn hoặc khanh vùng 5 – 10 doanh nghiệp nợ động số tiền lớn để xử lý mạnh tay, làm gương cho các doanh nghiệp khác trong 6 tháng cuối năm.
Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH; Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 18/01/2018 của UBND Thành phố về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 thành phố Hà Nội để đôn đốc các đơn vị được phân công tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tăng nhanh số người tham gia BHYT và khắc phục tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố tổ chức tốt việc khai thác, liên thông dữ liệu quản lý, không để bỏ sót doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH được vinh danh, khen thưởng, tham gia dự đấu thầu và đầu tư các dự án của Thành phố.