Tintucmoinhat.org– Trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại vẫn diễn ra căng thẳng, các hãng công nghệ Trung Quốc như Huawei đang tính cách “tự bảo vệ mình” bằng những phương án bền vững hơn: Huawei ra mắt dòng chip 7nm thế hệ mới dành cho máy chủ

Chipset thế hệ mới của Huawei có tên gọi là Kunpeng 920, được thiết kế để lắp đặt trong các máy chủ ở các trung tâm dữ liệu, nhằm xử lý các dữ liệu tại đây. Với sự ra mắt của dòng chip mới này, Huawei tham vọng hãng sẽ lọt top 5 thế giới về lĩnh vực sản xuất chip.

Kunpeng 920 là một con chip thuộc dòng 7nm (nanomet). Đây cũng là công nghệ chip mới nhất trong ngành công nghiệp bán dẫn mà các hãng sản xuất chip đang hướng tới, bởi nó cho phép các thành phần bên trong nhỏ hơn, mạnh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với các dòng chip xử lý trước đây.

Huawei ra mắt dòng chip 7nm thế hệ mới dành cho máy chủ

Kunpeng được tích hợp 64 lõi ARM-V8 2.6 GHz, có thể vận hành 8 kênh bộ nhớ DDR4 (tốc độ 2,994 MT/giây), hai cổng mạng ethernet 100G và giao tiếp PCIe Gen 4. Với cấu hình này, Kunpeng giờ đây chỉ thua Xeon Gold của Intel (14nm). Bộ xử lý này hiện đã vượt mốc 1.000 điểm trên SpecInt dù chỉ sở hữu 18 lõi. Như vậy, có thể thấy tỉ lệ hiệu năng trên mỗi lõi của bộ xử lý Huawei vẫn chưa thực sự tốt.

Theo Huawei, chipset mới Kunpeng 920 sẽ ứng cho các trung tâm dữ liệu, bao gồm cả trong máy chủ Tai TaiShan (Thái Sơn) mới của chính Huawei. Tới nay, việc triển khai các bộ xử lý ARM trong môi trường chuyên dụng chưa thực sự cất cánh, mà chủ yếu xuất hiện trong các thiết bị dân dụng và cụm điều khiển thiết bị lưu trữ. Lý do chính nằm ở sự thống trị gần như tuyệt đối của các phần mềm máy chủ mà Intel phát triển, thứ chỉ hỗ trợ các nền tảng x86.

Huawei không phải hãng duy nhất có chipset 7 nanomet dành cho máy chủ. AMD cũng có sản phẩm tương tự, ra mắt hồi năm ngoái. Động thái mới của Huawei giúp hãng đứng vào hàng cạnh tranh với nhiều công ty bán dẫn như AMD, Nvidia.

Huawei có nhiều động thái rõ ràng để loại bỏ công nghệ Mỹ, đặc biệt là trong mảng chất bán dẫn. Huawei thúc đẩy mạnh mẽ chip “cây nhà lá vườn” trong smartphone và máy chủ, hy vọng nỗ lực mới sẽ giúp doanh nghiệp trở thành cái tên lớn trong mảng đám mây toàn cầu. Hiện các doanh nghiệp điện toán đám mây hàng đầu là Amazon, Microsoft, IBM, Google và Alibaba, theo công ty nghiên cứu thị trường Synergy Research.

Và việc Huawei tung ra dòng chip xử lý mới và hệ thống máy chủ TaiShan cũng thể hiện tham vọng lọt vào top 5 hãng cung cấp có công nghệ dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới hiện nay của hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc này.