Ngày khai giảng, trẻ em thành phố nô nức trong quần áo mới, được cha mẹ chuẩn bị cho những cờ hoa rực rỡ, tới trường… Thế nhưng đối với những em bé vùng cao em chỉ mong con đường tới trường gần hơn, bữa cơm của em sẽ đủ no, đủ chất. 

Sau khai giảng, tôi mới đi thăm điểm trường Trống Gầu Bua, lý do cô giáo bảo ngày khai giảng thì các em ở trên đó… nghỉ học. Các cô giáo phụ trách ở điểm trường tập trung về điểm chính để dự lễ khai giảng, riêng các em học sinh thì đường xá quá xa xôi nên không về dự được mà nghỉ ở nhà. Khi tận mất chứng kiến cuộc sống của các em không ai trong chúng tôi không khỏi buồn lòng.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Giàng Thị Gầu 2,5 tuổi

Đây là cô bé có tên là Giàng Thị Gầu, người dân tộc Mông, ở điểm trường Trống Gầu Bua (xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). 2 tuổi rưỡi, hàng ngày bé vẫn đi bộ cùng các anh chị 2 km đường núi từ nhà đến điểm trường để học. Hành trang đi học là một cặp lồng, một chai nước để ăn trưa, đến tối lại đi bộ về, thi thoảng bố mẹ rảnh sẽ đón.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Mỗi ngày em phải đi bộ 2km để đến trường

Cơm trưa của bé rất đơn giản: cơm trắng, mẩu cá khô và chai nước, chắc để khi ăn không bị nghẹn. Tôi nhìn bé con ăn cơm trắng với mẩu cá khô ngon lành, bỗng nghĩ đến con tôi năm nay 6 tuổi, thi thoảng cũng phải xuống nước xúc từng thìa cơm thì nó mới chịu ăn, sau khi ăn lại phải nịnh nọt đủ kiểu để nó uống cho thêm cốc sữa, cảm giác chính mình đang bị nghẹn chứ không phải cô bé Giàng Thị Gầu.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Bữa cơm trưa của bé Giàng Thị Gầu chỉ gồm một ít cơm trắng
bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Kèm theo mẩu cá khô bé tẹo bằng ngón tay

Điểm trường Trống Gầu Bua, nơi cô bé Giàng Thị Gầu cùng 52 bạn bè, anh chị hơn tuổi đang học thuộc trường mầm non Hoa Lan, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Điểm trường hiện chia làm 2 lớp, một lớp cho bé từ 3 đến 4 tuổi và một lớp dành cho bé 5 tuổi. Trống Gầu Bua chỉ là một trong 4 điểm trường của Trường mầm non Hoa Lan. Điểm xa nhất là Háng Á, cách trường chính 15km, còn điểm gần nhất chính là Trống Gầu Bua, cách trường chính 6km.

Nói là 6km, nhưng là đường núi, từ dưới trường chính lên điểm trường Trống Gầu Bua, ô tô không đi được nên chúng tôi phải đi xe máy mất gần 1 tiếng đồng hồ vượt qua những đoạn dốc quanh co, hiểm trở, nhiều đoạn phải đi bộ vì dốc đá cheo leo. “Hôm trước, một cán bộ huyện đi cùng cô giáo lên điểm trường Trống Gầu Bua không làm chủ tay lái đã để xe rơi xuống vực sâu hơn 200m, may mà người không ngã xuống vực, chỉ bị trầy xước phần mềm”, anh cán bộ xã Sùng A Tủa đi cùng tôi lên điểm trường kể lại.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Trẻ ở Trống Gầu Bua thường tự đi bộ đến lớp, hành trang là một chiếc lồng cơm, một chai nước để uống

Bọn trẻ ở Trống Gầu Bua đứa nào nhìn cũng hao hao giống nhau: quần áo lấm lem bùn đất, một số đứa thì đi dép nhựa, còn lại chỉ đi chân đất. Da dẻ, tóc tai cũng đen nhẻm và cháy nắng, riêng đôi mắt trái lại rất sáng, trong vắt như những vì sao.

Tôi lần giở những hộp cơm của bọn trẻ, thì không phải chỉ có mỗi Giàng Thị Gầu với bữa cơm trưa là cơm trắng và cá khô, mà rất rất nhiều trong số bọn trẻ ở đây đều có khẩu phần cơm “chan đầy nước mắt” như vậy. Có đứa chỉ ăn cơm với chút dưa cà, có đứa chỉ có lạc rang chấm muối, thậm chí có đứa chỉ ăn cơm với chút đường, không một đứa nào có canh rau đi kèm.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Suất cơm chỉ có mỗi ít cà
bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Có em chỉ ăn cơm với ít đường
bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Hoặc là mướp xào, không chút thịt cá

Cô Lò Thị Liên, giáo viên cắm bản đứng lớp ở Trống Gầu Bua đã 5 năm nay, như hiểu được băn khoăn của tôi liền nói: “Sắp tới chúng em chuyển về điểm trường vừa mới được xây dựng thì sẽ nấu ăn cho các em. Mỗi em được nhà nước trợ giá 120.000 đồng/tháng, nên bọn em sẽ nấu thức ăn và canh rau để bữa cơm các em có chất hơn”. Nghĩa là, cơm trắng các em vẫn mang theo, các cô sẽ lo thêm thức ăn, canh rau, với dự toán mỗi ngày 5.400 đồng cho 2 suất ăn: suất chính buổi trưa khoảng 4.000 đồng và suất ăn nhẹ buổi chiều 1.400 đồng.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
2 chị em cùng ăn chung một suất cơm, cậu em uống nước liên tục để cơm trôi vào bụng
bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Không có cặp lồng, cậu bé này đựng cơm trong bọc ni lon đựng áo mưa

Số tiền 5.400 đồng đó mua được 2 cốc trà đá ở Hà Nội, nhưng đủ nuôi sống các em ở đỉnh núi heo hút ngày này qua tháng khác.

Tôi lại nhìn hình ảnh cô bé 2 tuổi rưỡi Giàng Thị Gầu xúc từng thìa cơm trắng, ăn kèm với cá khô, thi thoảng lại uống ngụm nước trong sự ngon lành, hồn nhiên mà cảm giác buồn mênh mang khó tả.

bữa cơm vùng cao, bữa cơm của những em bé vùng cao, bữa cơm với cơm trắng và nước lã
Lớp học đơn sơ của trẻ mầm non ở Trống Gầu Bua tại nhà văn hóa của bản sau lễ khai giảng năm học mới

Một năm học mới của bọn trẻ ở Trống Gầu Bua đã bắt đầu. Ở điểm trường xa xôi, hẻo lánh này, tôi và hẳn nhiều người nữa không kỳ vọng gì chuyện các em sẽ học cao, biết rộng, mà đơn giản là những bữa cơm của các em sẽ đầy đủ thịt cá, canh rau hơn.

Tôi nhớ có lần Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động phong trào 3 không: nói không với tiêu cực, nói không với chạy theo thành tích, nói không với đào tạo không đạt chuẩn. Nhưng ở trên đỉnh núi này, có lẽ với bọn trẻ lên ba, lên bốn, chúng chỉ cần một chữ không mà thôi: “Không đứt bữa”.