eSIM (sim điện tử) đã và đang được các nhà mạng tại một số quốc gia trên thế giới triển khai. Tại Việt Nam,  việc phát triển eSIM đã được Viettel, VinaPhone chính thức cung cấp ra thị trường từ ngày 1-2

Khái niệm eSIM được nhắc đến từ năm 2017 trong một sản phẩm của Google, nhưng phải đến khi nhà sản xuất Apple ra mắt điện thoại iPhone xS, iPhone xS Max và iPhone xR (tháng 9-2018) có hỗ trợ eSIM thì công nghệ này mới được phổ biến. Hiện trên thế giới có hàng chục quốc gia đã triển khai công nghệ này. Mọi thao tác kích hoạt eSIM trên thiết bị khá đơn giản và thuận tiện với 3 bước chạm trong vòng 20 giây. Các cuộc gọi, SMS, tốc độ 4G và truy cập mạng được thực hiện như SIM vật lý. Điều đó cho thấy, người dùng iPhone đã có thể lựa chọn VinaPhone eSIM để dùng 2 SIM thay vì phải sử dụng iPhone của thị trường Hồng Kông hoặc Trung Quốc như trước.

Nhà mạng chạy đua phát triển eSIM

Quy mô quá thị trường còn quá nhỏ cũng chính là điểm khó khăn nhất trong việc triển khai eSIM tại Việt Nam. Trong cuộc chạy đua eSIM, mục tiêu chính của các nhà mạng là làm hình ảnh thay vì các lợi ích về mặt thương mại.

Tuy chỉ là “SIM ảo”, chi phí mà các nhà mạng phải bỏ ra lại cao hơn nhiều so với truyền thống. Lý do là bởi nhà mạng bắt buộc phải bỏ tiền mua code của Apple mới có thể kích hoạt được eSIM trên iPhone. eSIM không cần phải tháo lắp để kích hoạt hoặc chuyển đổi như SIM vật lý nên tối ưu được tính thuận tiện. Trong thời gian tới, eSIM có thể lắp vào chiếc xe điện để giám sát hành trình, chống trộm hiệu quả và kết nối các ứng dụng thông minh

Trong thông tin gửi các cơ quan truyền thông, VinaPhone cho biết, các thao tác kích hoạt trên thiết bị rất thuận tiện với 3 bước chạm trong vòng 20 giây; sau khi kích hoạt, người dùng có thể sử dụng mọi tính năng di động như thoại, tin nhắn, dữ liệu 3G/4G… như sim vật lý thông thường. Đồng thời, cho biết khách hàng chỉ cần đăng ký online, nhân viên VinaPhone sẽ hỗ trợ hòa mạng eSIM tại nhà.

Còn Viettel thì thông báo trong thời gian đầu, cung cấp eSIM qua hệ thống cửa hàng trực tiếp và sẽ sớm hỗ trợ đăng ký online.

Được biết, sau khi công bố cung cấp eSIM ra thị trường, tính đến ngày 13-2, VinaPhone đã tiếp nhận gần 7.000 khách hàng sử dụng eSIM; Viettel có hơn 5.000 thuê bao sử dụng eSIM.

Tuy là sim điện tử, song để nghiên cứu eSIM, các nhà mạng phải bỏ ra chi phí không nhỏ để thử nghiệm và phải chi phí cho đầu tư, tập huấn, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ cho nhân viên bán hàg. Do vậy, ở 1 khía cạnh nào đấy, eSIM là xu hướng công nghệ buộc các nhà mạng phải tham gia để cạnh tranh.