Trong bon chen cuộc sống, người ta tìm đến hoạt động giải trí vui chơi cho thư giãn đầu óc, thế sao không mang những hoạt động, ý nghĩa giải trí đó vào nền giáo dục?

Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đặc biệt thích thú với cuốn sách ảnh “Trường Sa-Nơi ta đến” vừa ra mắt công chúng. Nó không chỉ mang ý nghĩa giải trí thư giãn, mà còn mang ý nghĩa giáo dục cực kì sâu sắc.

Tôi gọi “cuốn sách đặc biệt” cũng vì tính “đặc biệt” của nó. Chỉ riêng Trường Sa cũng đã đủ đặc biệt rồi. Đây là một quần đảo, một vùng lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng, xinh đẹp nhưng cũng là vùng sóng gió nhất của Tổ Quốc.

Vậy Trường Sa là gì? Trường Sa ở đâu? Trong bất kỳ người Việt Nam nào cũng có một Trường Sa, và cả một Hoàng Sa nữa trong trái tim. Nhưng Trường Sa cụ thể thế nào thì đối với các em, hay các quý vị bạn đọc chưa từng đặt chân lên đảo thì chắc khó hình dung lắm.

Có lần hầu chuyện độc giả và các khán giả truyền hình, tôi cũng đã từng diễn đạt nôm na theo kiểu một anh nông dân nhà quê, rằng nếu nhìn trên bản đồ thế giới, đất nước ta có dáng hình của một bà mẹ gày gò, đội nón lá, lưng còng gập có lẽ vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử.

Bà mẹ đáng thương ấy vẫn lặn lội thân cò, bước thập thững bên bờ sóng. Tấm lưng còng gập quay ra Biển Đông. Cái phên dậu giữ cho tấm lưng còng ấy khỏi lạnh chính là Trường Sa, Hoàng Sa đấy.

Trường Sa, nói theo chữ của các cụ ta xưa thì nó là một dải cát dài. Nhưng có hòn đảo còn chưa có cả cát nữa. Nó mới đang là một vỉa san hô ngầm chìm sâu dưới nước, như một cái bào thai.

Hãy giáo dục cái khắc khổ, tinh thần yêu nước bằng những thú vui từ câu chuyện giải trí

tin giải trí
Những ngôi chùa ở Trường Sa được coi như cột mốc tâm linh

Các chiến sĩ của chúng ta đã dựng chòi bạt, sau này có điều kiện dựng nhà giữa sóng gió để canh giữ, bảo vệ… 

Như tintucmoinhat.org đề cập, Quần đảo Trường Sa là đề tài lớn cho các sáng tạo văn học, nghệ thuật. Đã có rất nhiều những bài thơ, bài hát, bức tranh, tiểu thuyết, truyện ngắn, phim tài liệu, phim truyện truyền hình. Rồi bút ký, phóng sự, ký sự nữa. Còn nhiếp ảnh thì nhiều đến… miên man.

Chưa kể những phóng viên kỳ cựu của quân đội và quốc gia, chỉ riêng ở Bộ Tư lệnh Hải quân cũng đã có rất nhiều phóng viên nổi tiếng, mà tên tuổi của họ đã được bạn đọc cả nước biết đến và yêu quý như Đình Kính, Nguyễn Quang Vinh, Sĩ Thoại, Văn Phung, Nguyễn Quốc Huy, Lê Hoài Nam, Lê Đức Do, Nguyễn Đình Thái và còn nhiều, rất nhiều. Đấy là chỉ tính riêng những người cùng thế hệ với tôi.

Còn bao nhiêu nhà báo ở các thế hệ sau nữa. Họ trực tiếp bám trụ ở Cục Chính trị, Phòng Tuyên huấn, nhà Văn hoá, báo Hải quân. Họ còn trực tiếp làm lính biển, lính đảo, lính công binh, lính nhà giàn. Họ vừa trực tiếp giữ đảo, giữ biển, vừa kể chuyện biển đảo. Kể về biển đảo cũng là kể về mình. Là chuyện của chính mình.

Vì thế, viết về Trường Sa rất khó. Chụp ảnh về Trường Sa còn khó hơn nữa. Khó vì đã có quá nhiều người chụp Trường Sa. Mọi góc cạnh, hình ảnh và vẻ đẹp của Trường Sa đều đã được khai thác hết. Vậy thì còn gì để mà chụp nữa đây?

tin giải trí
Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Gạc Ma

Chụp Trường Sa rất khó. Khó bởi biển chỗ nào cũng giống chỗ nào. Chỉ một màu xanh thăm thẳm, vô tận. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã phải kêu lên: “Biển sinh ra đảo để biển không còn lặp lại mình”. Biển nhờ có đảo mà không bị lặp lại. Nhưng đảo thì lặp lại đấy, nếu chỉ đứng trên mặt cát. Đảo giống nhau lắm.

Cũng một màu cát trắng. Những căn nhà lính y hệt nhau. Rồi những cây bàng vuông. Những người lính đảo mang áo yếm… Chất liệu chỉ có thế.

Cám ơn Nhà xuất bản Kim Đồng đã bỏ ra cả một khoản tiền không thể gọi là nhỏ để in bộ sách ảnh này… bởi ý nghĩa giải trí của nó lớn, nhưng ý nghĩa giáo dục của nó còn lớn hơn vạn lần

Chúng ta đã có những cột mốc chủ quyền cắm trên quần đảo Trường Sa. Đấy là những cột mốc được cha ông và nhiều thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân xây dựng bằng sắt thép, xi măng. Nhưng dù có vững chắc đến thế nào thì rồi sắt thép xi măng cũng có thể sẽ bị bào mòn trong nước mặn, gió mặn.

tin giải trí
Nhà thơ Trần Đăng Khoa (phải) cùng Chủ nhiệm chính trị Hải quân Việt Nam, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Vững xem sách ảnh “Trường Sa – Nơi ta đến”.

Nhưng chúng ta còn có những cột mốc chủ quyền khác vững bền hơn nhiều mà không có sóng gió nào có thể bào mòn được. Đó là sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ những người lính biển, lính đảo.

Rồi còn những bài hát, bài thơ, những tiểu thuyết, những bức ảnh nghệ thuật. Đó cũng chính là những cột mốc chủ quyền đặc biệt mà các nghệ sĩ đã cắm cho Trường Sa, Hoàng Sa. Và với những nghệ sĩ thực sự sự có tài thì những cột mốc đó sẽ vững bền đến muôn thủa.

Tập sách ảnh quý này, cũng có thể xem như một cột mốc chủ quyền lãnh thổ mà nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Mỹ Trà và Nhà xuất bản Kim Đồng đã cắm cho quần đảo Trường Sa thiêng liêng của chúng ta.

Và nói như một người lính Trường Sa, ở ngay trong một tờ báo tường treo trong phòng chỉ huy Đại đội:

Sóng bào mãi cũng không mòn

Ngàn năm sau vẫn cứ còn Trường Sa…

Trường Sa, dù chỉ có “đá-sỏi-gió” cũng là “tấc đất hương hỏa” Ông cha để lại.

Sao mà khắc nghiệt thế, Trường Sa ơi !

Trường Sa trong xúc cảm sâu xa của nhà thơ từng là lính Trường Sa, là vùng đảo cát hoang dã. Thiên nhiên rất dữ dằn. Cát Trường Sa cũng đặc biệt. Nó chính là đá san hô tan ra. Bởi vậy, cát mặn và sắc. Dường như không cây nào chịu được. Ngay cả dừa và phi lao, từng quen với gió mặn, vậy mà đến Trường Sa cũng lụi dần, rồi cháy táp, đến nỗi có cảm giác chỉ cần đánh rơi một đốm tàn thuốc là chúng có thể cháy bùng lên thành những ngọn đuốc lớn.

Và cũng từng là lính Trường Sa, Trần Đăng Khoa cảm nhận hết những vui buồn, những lắng đọng đời thường sâu xa trong lòng người lính xa đất liền. Có những chi tiết rất đời thường nhưng đọc thì rưng rưng cảm động. Như chuyện các cô văn công mặt hoa da phấn hẳn hoi ra đảo, các cô múa hát và khâu vá cho chiến sỹ. Nhiều anh áo quần còn mới nguyên, cũng bí mật xé ra, rồi nhờ các cô vá hộ. Giữa cái khắc nghiệt đến tận cùng nơi hoang vắng ấy, bừng lên những lãng mạn đáng yêu, làm mát dịu cả một dải cát “chang chang nắng”.

tin giải trí
Nhà thơ, nhà văn Trần Đăng Khoa

Bão biển Trường Sa, tình đồng đội, nghĩa tử nghĩa tận

Đó là một buổi chiều, không biết bao nhiêu là chim biển đều chui cả vào lều bạt – căn nhà trên Đảo Chìm – của chiến sỹ canh giữ đảo. Chúng rúc vào chăn, chen lấn với lính. Căn lều bạt trở nên chật chội, ướt át và hôi hám không chịu được.

Các chiến sỹ chưa biết chuyện gì xảy ra thì đã thấy Chính trị viên Thuận *** đi xuồng cao tốc đến Đảo Chìm và ra lệnh : Rút ngay, tất cả lên tàu. Bão biển đang đến… Vậy là sơ tán tránh bão.

Nhưng khi con thuyền sắp nhổ neo, Hai Ùm chợt bàng hoàng kêu lên:

Thôi chết tôi rồi ! Chết rồi ! Còn ba lô và đồ đạc của thằng Thiêm !

Nói xong, Hai Ùm lao xuống ngay xuông cao su để quay trở lại Đảo Chìm. Anh cố lấy cho được ba lô và đồ đạc của đồng đội Thiêm mang theo bên mình.

Ước nguyện của anh là bằng mọi cách gửi về quê nhà của Thiêm. Người thân có thể vùi ba lô và đồ đạc xuống đất, đắp lên ngôi mộ để hương khói cho Thiêm. Chính trị viên Thuận gào lên yêu cầu Hai Ùm phải lên thuyền cao tốc và thuyền phải rời ngay Đảo Chìm, nếu không sẽ bị sóng biển cao ngất trời quật vỡ cả thuyền rồi nhận chìm.

Giữa gió mạnh, sóng lớn dần, rồi mưa như quất, giọng Chính trị viên Thuận bị át đi đến không còn nghe thấy gì, và chiếc xuồng cao su của Hai Ùm cũng chẳng còn thấy nữa… “Thế là lại thêm một người lính nữa chết ở Đảo Chìm. Người đó tại sao không phải tôi, mà lại là Hai, con cá kình của đảo. Cầu mong trước khi nước khép mặt, Hai được nhìn thấy cánh chim hải âu. Tôi bỗng thấy chóng mặt. Chính trị viên Thuận vội chạy tới đỡ vai tôi. Tôi níu tay Tư. Còn Tư thì ôm lấy cột lều. Sóng vẫn hắt qua mấy khung giường sắt, phủ lên đầu chúng tôi từng đợt nước mặn chát. Lần đầu tiên, tôi mới hiểu vì sao nước biển lại mặn đến thế. Và có lẽ không ở đâu nước biển mặn như ở Đảo Chìm. Mặn như máu” – Trần Đăng Khoa đã viết như thế. Nhiều thế hệ độc giả lại ứa nước mắt khi đọc đến đoạn này.

Không ứa sao được khi chính Hai Ùm cũng là người đã đau đáu với quan niệm rằng: Hải âu chỉ là bạn của dân thuyền chài thôi. Hải âu chỉ bay ven bờ, cách bờ chừng trăm cây số là cùng. Vì thế, đối với cánh lính biển chúng em, hải âu là ngọn hải đăng báo hiệu đất liền. Nhìn thấy hải âu là ngửi thấy “mùi” đất liền. Nếu không may, có phải hy sinh trên biển, được thấy bóng hải âu chớp qua mắt trước khi nước khép mặt thì mừng lắm, vì có thể hy vọng những mẩu xương tàn của mình sẽ được sóng táp vào đất liền.