Chuyện lạ lùng: cúng rắn trên mộ vô danh, nhét tiền vào tượng phật, cũng cá thần… vì nghĩ sẽ có linh, vì phật cũng nhận hối lộ

Khoảng 9h sáng 3/3, lực lượng kiểm lâm và công an thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) đã đến ngôi mộ vô danh ở thôn La Hà Tây (xã Quảng Văn) để bắt con rắn trên ngôi mộ.

Lúc này có khoảng 100 người dân đứng vây xung quanh ngôi mộ, nhiều người to tiếng không đồng tình với lực lượng chức năng. Sau thời gian ngắn tuyên truyền, giải thích, nhà chức trách thực thi nhiệm vụ.

chuyện lạ có thật
                 Hai con rắn nhỏ nằm trên mộ khiến người dân đồn thổi là rắn thần

Con rắn hiện được lưu giữ ở Hạt kiểm lâm thị xã Ba Đồn, chờ xác định loài và xử lý theo quy định pháp luật. Ông Mai Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn cho hay, nếu đây là loài rắn quý hiếm thì chính quyền sẽ có phương án bảo tồn.

Theo chính quyền địa phương, nhiều người đổ về khu vực ngôi mộ vô danh trong khi tuyến đường bê tông qua đây nối xã Quảng Văn với hai xã lân cận, đã dẫn đến ách tắc giao thông. Ngoài ra, hàng trăm người tụ tập cùng lúc, thức bên ngôi mộ đến nửa đêm khiến tình hình an ninh trật tự phức tạp.

chuyện lạ có thật
                    Người dân lập hòm công đức, quyên góp được 150 triệu đồng cho cặp rắn

“Sáng nay chúng tôi đã cho lực lượng chức năng dỡ rạp ở ngôi mộ này, kết hợp vận động người dân không tiếp tục đổ về đây thắp hương”, ông Mai Tất Thắng nói.

Trước đó từ ngày 24/2, tại ngôi mộ vô danh nằm sát đường bê tông liên thôn La Hà Tây, xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) xuất hiện hai con rắn to khoảng ba ngón tay, dài gần một mét.

Chuyện lạ là sau đó, hàng nghìn lượt người ở Quảng Bình và một số địa phương lân cận đã đổ về ngôi mộ này để tận mắt thấy hai con rắn; nhiều người thắp hướng khấn vái. Một người dân địa phương mang nhà bạt rộng khoảng 10 m2 dựng phía trên ngôi mộ, kéo điện thắp sáng. Đến ngày 1/3, con rắn nhỏ hơn đã chết, được người dân đốt xác rồi bỏ tro vào ly hương.

chuyện lạ có thật
Ngôi mộ đắp bên ngoài bằng đá tảng, phía sau là hồ nước nên được cho là thuận lợi để cặp rắn làm tổ.

“Nhìn vẻ ngoài thì đây là rắn nước, chúng tôi quét tiền và đổ nước vào thân rắn nhưng nó vẫn nằm im. Hòm công đức lập ở ngôi mộ đã thu được hơn 200 triệu và giao MTTQ thôn La Hà Tây tạm quản lý”, ông Hoàng Văn Tuyên (xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn) cho hay.

Theo ông Trần Văn Trọng, Chủ tịch UBND xã Quảng Văn, “số tiền công đức sẽ do người dân địa phương quyết định,vì đây là tiền dân quyên góp, dùng vào mục đích cộng đồng đúng quy định pháp luật”.

Nhiều người dân địa phương cho rằng, cặp rắn ở ngôi mộ vô danh là rắn nước đực và cái, đang vào mùa sinh sản nên nằm yên, thường lên phơi nắng vào buổi ngày.

Ngôi mộ trên được cho là của một bà ăn xin, có từ thời Pháp thuộc, bên ngoài đắp bằng đá tảng, phía sau là hồ nước rộng. “Trước đây, người dân vẫn thường thắp hương ở ngôi mộ vô danh này, nhưng từ khi xuất hiện cặp rắn thì chuyển từ tín ngưỡng sang mê tín”, ông Trần Văn Trọng nói.

‘Nhét tiền tượng Phật vì nghĩ thần thánh cũng nhận hối lộ’ được tintucmoinhat.org thông tin cách đây vài ngày nhận được nhiều ý kiến phản hổi của độc giả, bày tỏ búc xúc vì văn hóa tín ngưỡng ngày càng biến tướng thành mê tín dị đoan.

chuyện lạ có thật
                Hình ảnh xoa tượng phật, nhét tiền vào tượng phật tại chùa Bái Đính

“Tôi chẳng thấy sách vở, kinh kệ nào nói xoa tiền vào tượng Phật là để lấy may… đúng là chuyện lạ mà như đùa vậy”- độc giả Bùi Tiến Đạt.

Tôi không thể hiểu nổi hành vi xoa tay và nhét tiền vào tượng phật để làm gì? Về nhãn quan thì đó là hình ảnh không đẹp còn nói về Phật học thì cũng không thấy sách vở hay kinh kệ nói về điều này để lấy may”. độc giả Bùi Tiến Đạt nhận xét.

Độc giả Anh Tuấn: “Những người này mê tín thái quá. Phật xoa đầu người chứ ai lại xoa người Phật… đúng là chuyện lạ đời”

“Họ báng bổ mà tưởng mình đang tôn thờ. Mê muội đến mức nghĩ thần thánh cũng nhận hối lộ”- độc giả Nghịch Lý chua chát.

Trong khi đó, độc giả Chính cho rằng: “Cúng vái cá chép dưới mương, xoa tiền vào tượng Phật, đặt danh xưng cụ cây, cụ cá là rất mông muội, những điều này phản ánh tâm lý bất thường trong xã hội”.

Độc giả có nick thock52002 kể lại: “Mấy chục năm trước tui từng ra công tác rồi tranh thủ tham quan Hà Nội. Ghé viếng đền Quán Thánh, tôi ngạc nhiên khi thấy kẻ tay các tượng nhét đầy tiền lẻ, dù trong chính điện có hòm công đức…hỏi bà quét dọn, bà cười: “Chúng nó còn đút tới đầu nữa đó cháu ơi!”

“Tôi là người theo Thiên Chúa, nhưng khi đi vào đền, chùa chẳng bao giờ tôi có khái niêm gì liên quan tới tờ tiền trong đầu ngoài việc gửi ít tiền vào thùng từ thiện. Theo tôi nghĩ chẳng thần thánh nào rảnh đi cho những người xin tiền tài mà không chịu làm, tôi đi nhà thờ chỉ dám cầu sức khỏe cho bản thân và những người thân của mình. Lấy tiền xoa tượng Phật thật tôi chẳng hiểu nổi họ nghĩ gì trong đầu. Dù không theo Phật giáo nhưng chí ít tôi cũng hiểu thế nào là tôn trọng, tôn kính Phật, ai cầm tiền xoa vào mặt vào người các bạn, các bạn có chịu nổi không?”.

Độc giả Hồ Điệp đúc kết: “Trước hết Phật không phải thần thánh để mà cầu xin. Giáo lý nhà Phật chỉ rất rõ ràng là không ai có thể giúp bạn ngoài chính bản thân bạn. Phật giáo là tôn giáo của sự giác ngộ, triết học Phật giáo không có yếu tố dị đoan mặc dù vẫn có những quan điểm duy tâm bên cạnh các quan điểm duy vật. Đáng buồn là một số đông chúng ta coi đức Phật là thánh thần để cầu cúng mưu lợi, đây là một điều cần được các bậc cao tăng quán triệt rõ ràng với Phật tử. Phật ở đâu? Phật ở chính chúng ta, khi chúng ta tin và sống hướng thiện thì lòng ta có Phật. Phật có xa không? Xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt, nếu tâm chúng ta còn tham, sân, si thì Phật chẳng bao giờ xuất hiện, ngược lại nếu ta sống hướng thiện, có trách nhiệm với mọi người thì Niết bàn ngay trước mắt”.